Chứng minh mối quan hệ là yếu tố then chốt trong bảo lãnh diện vợ/chồng định cư Mỹ và đương đơn cần chuẩn bị thật tốt để tăng tỷ lệ thành công.
Việc bảo lãnh định cư Mỹ theo diện vợ chồng là một trong những con đường phổ biến và được ưu tiên trong hệ thống di trú Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng là diện dễ bị điều tra kỹ lưỡng nhất vì số lượng các trường hợp kết hôn giả ngày càng tăng.
Do đó, Sở Di trú Mỹ (USCIS) cùng các cơ quan liên quan uôn yêu cầu đương đơn phải chứng minh được “mối quan hệ thật” – tức là hai người thực sự kết hôn vì tình cảm, chứ không phải vì mục đích di trú. Vậy làm sao để chứng minh mối quan hệ là thật? Những bằng chứng nào có giá trị? Nên tránh những sai lầm nào trong quá trình chuẩn bị hồ sơ? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi khía cạnh của việc chứng minh mối quan hệ thật khi bảo lãnh vợ chồng định cư Mỹ.
Vì sao chứng minh mối quan hệ vợ/chồng định cư Mỹ lại quan trọng?
Khi bạn nộp đơn bảo lãnh vợ/chồng theo mẫu I-130, USCIS sẽ xem xét liệu mối quan hệ này có “chân thật” hay không. Nếu nghi ngờ đây là cuộc hôn nhân giả để lấy thẻ xanh, hồ sơ có thể bị bác ngay từ vòng đầu, hoặc bị đưa vào diện điều tra, phỏng vấn kỹ lưỡng.
Nếu không chứng minh được, hồ sơ có thể bị từ chối, bị cấm bảo lãnh người thân khác trong tương lai. Hoặc trong một số trường hợp nghiêm trọng, kết hôn giả có tổ chức có thể bị kết án hình sự.
Những bằng chứng để chứng minh mối quan hệ vợ/chồng định cư Mỹ
- Lịch sử hẹn hò và quá trình phát triển mối quan hệ: Đương đơn cần phải chứng minh được mối quan hệ bằng các tin nhắn, e-mail, đồng thời là hình ảnh chứng minh ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau. Ngoài ra có thể đính kèm vé máy bay đi thăm nhau.
- Bằng chứng sống chung: Bạn cần có hợp đồng thuê nhà chung đứng tên cả hai, hóa đơn sử dụng tiện ích chung (như điện, nước, internet,..) cũng như hình ảnh không gian sống chung.
- Tài chính kết hợp: Cặp đôi có thể chứng minh bằng cách có tài khoản ngân hàng chung, khai thuế chung nếu đã sinh sống ở Mỹ, hóa đơn thanh toán hoặc mua hàng đứng tên cả hai.
- Bằng chứng gia đình và xã hội: Bạn nên có ảnh chụp cùng gia đình cả hai bên, hình ảnh du lịch chung với bạn bè/người thân, hoặc thậm chí là hình ảnh hôn lễ và thiệp cưới.
- Giấy tờ pháp lý: Giấy đăng ký kết hôn, bảo hiểm có đứng tên chung, di chúc hoặc các giấy tờ ủy quyền pháp lý là những giấy tờ bạn cũng cần mang theo khi chứng minh mối quan hệ vợ/chồng tại Mỹ.
Lãnh sự viên sẽ hỏi bạn những gì?
Sau khi nộp hồ sơ, cặp đôi sẽ trải qua buổi phỏng vấn với Lãnh sự viên. Đây là lúc bạn cần chứng minh mối quan hệ thật không chỉ qua giấy tờ, mà còn qua cách trả lời và sự tương đồng trong lời khai.
Một số dạng câu hỏi phổ biến:
- Hai người quen nhau như thế nào?
- Ngày sinh, sở thích, thói quen của người kia?
- Hôm qua ăn gì, ngủ lúc mấy giờ?
- Ai là người làm việc nhà nhiều hơn?
- Nhà vệ sinh ở bên trái hay bên phải phòng ngủ?
Trong nhiều trường hợp, nếu USCIS nghi ngờ, hai người sẽ bị tách riêng để phỏng vấn riêng biệt (“stokes interview”). Nếu câu trả lời không khớp, đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho hồ sơ.
Khi nào nên tìm đến luật sư di trú?
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây, việc nhờ luật sư di trú hỗ trợ sẽ tăng đáng kể khả năng thành công:
- Mối quan hệ “đặc biệt” (kết hôn nhanh, chênh lệch tuổi tác lớn, đã từng ly hôn nhiều lần).
- Hồ sơ từng bị từ chối hoặc nghi ngờ giả mạo.
- Không có nhiều bằng chứng sống chung (yêu xa, kết hôn qua mạng, chưa sống cùng nhau).
Luật sư không chỉ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ mà còn có thể hướng dẫn kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn, đảm bảo mọi tình huống đều được dự trù kỹ lưỡng.
Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB-5 và dự án EB-5 River Oak, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@latourlaw.com.
LatourLaw P.A – Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất năm 2025